5 điều cần biết về nghề luật trước khi quyết định học trở thành luật sư ở Việt Nam

Nghề luật sư là một nghề đòi hỏi người hành nghè phải bỏ rất nhiều thời gian để tiếp thu lượng kiến thức kinh tế, xã hội

Đối với nhiều người, nghề luật sư là một trong những nghề được đánh giá cao và kính trọng trong xã hội. Tuy nhiên, với sự thay đổi của xã hội hiện tại thì nghề luật sư lại trở thành một nguyên liệu khai thác của giới thông tin giải trí, khiến nhiều bạn trẻ đang độ tuổi định hướng nghề hiểu lầm rằng nghề luật sư rất hấp dẫn

>>> Xem thêm thông tin bài viết luật doanh nghiệp

Nghề luật sư rất tốn kém, tốn nhiều thời gian và đòi hỏi sự cố gắng rất lớn, hãy cân nhắc 5 điều dưới đây trước khi chọn nghề luật sư

  1. Làm luật sư rất nghèo hay trở thành luật sư để đảm bảo tài chính vững mạnh và vượt trội

Muốn theo nghề luật sư, bạn phải bỏ qua cả hai định kiến này, bởi chúng có thể đúng trong một số trường hợp

Tại các nước phát triển như Mỹ thì nghề luật sư được trả lương rất hậu hĩnh, nhưng chỉ đúng ở các hãng luật có hơn 101 luật sư hay còn gọi là mega-firm và số lượng những hãng luật như thế này chỉ chiếm 1% toàn bộ hãng luật tại Mỹ

Nhưng tại các quốc gia đang phát triển như ở Việt Nam, thì quan niệm luật sư không đủ sống thì rất sai lầm làm cản trở tương lai của các bạn trẻ có nguyện vọng. Theo thống kê thì luật sư đứng đầu bộ phận pháp chế của các công ty hoặc tập đoàn hoàn toàn có mức lương thàng trăm triệu đồng/ tháng. Những luật sư nhiều kinh nghiệm và có danh tiếng thì hoàn toàn có thể vượt ngưỡng này

Tuy nhiên các sinh viên luật mới ra trường thì mức lương khoảng từ 5 triệu tới 10 triệu so với các ngành kinh doanh, tài chính ngân hàng thì khá thấp

Vì vậy, để kiếm được nhiều tiền thì bạn phải có kinh nghiệm và sự kiên nhẫn để theo đuổi, hãy cân nhắc lại việc theo nghề nếu bạn muốn làm giàu nhanh chóng

  1. Cãi nhau giỏi thì có tố chất làm luật sư / luật sư là những người cãi nhau giỏi

Ở Việt Nam nghề luật sư còn bị gọi là nghề thầy cãi, nó thể hiện một định kiến của xã hội về nghề luật sư, làm nhiều người lầm tưởng rằng cãi nhau giỏi thì có thể làm luật sư còn luật sư thì tất nhiên là những người cãi giỏi

Cãi nhau là quá trình tranh luận, đàn áp, lập luận lẫn nhau không có hệ thống nhằm đạt đến chiến thắng để thỏa tự mãn cá nhân

Còn nghề luật sư thì ngược lại, nhắm vào sự thuyết phục, yêu cầu người hành nghề phải có cả kỹ năng nói và kỹ năng viết, có đối tượng là khách hàng, đối tác giao dịch với khách hàng và nhắm đến bồi thẩm đoàn, hội đồng xét xử trong quá trình tranh tụng

Mục đích cao nhất của các cuộc tranh luận cũng nhằm đi đến mục tiêu cuối cùng là thuyết phục hoặc thỏa hiệp với một chủ thể nào đó. Vì vậy, các kỹ năng cãi nhau thuần túy ít khi mang lại lợi ích cho luật sư cũng như thân chủ của họ

>>> Xem thêm thông tin bài viết luật sư là ai và họ làm công việc gì

  1. Luật sư phải thuộc lòng quy phạm pháp luật

Trí nhớ tốt là một điểm cộng lớn đối với những người hành nghề luật sư, nhưng đây không phải là yếu tố quyết định, theo đánh giá của nhiều luật sư, đây là lầm tưởng thường gặp nhất của xã hội đối việc học luật và luật sư

Thực tế, người luật sư cần hiểu rõ bản chất, nguyên tắc và phương pháp áp dụng của quy định pháp luật. Ví dụ cụ thể, đối với các luật sư hình sự, việc ghi nhớ các quy định trong pháp luật hình sự và tố tụng hình sự sẽ không giúp ích gì cho quá trình hành nghề. Thay vào đó, họ cần phải hiểu và nắm rõ các cấu thành tội phạm, đặc trưng cần phân biệt giữa những loại tội phạm cũng như bản chất của từng giai đoạn tố tụng

Dù không thiếu các luật sư chuyên ngành hoặc nhiều năm kinh nghiệm có thể nhớ chi tiết các điều khoản của một số văn bản pháp luật, điều này không đồng nghĩa với việc họ có thể thuộc lòng toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật và cũng không đồng nghĩa với việc hành nghề luật sư nói chung cần thiết phải như vậy

  1. Nghề luật sư nhàm chán / Luật sư luôn đối mặt với những thử thách trí tuệ

Hành nghề luật sư đòi hỏi một sự sẵn sàng cao độ về lý trí cũng như thể chất, cần đầu tư chất xám một cách bắt buộc và nghiêm túc. Tuy nhiên, đa phần các công việc thường ngày của các luật sư lại mang tính chất nhàm chán và lặp lại

Đó là trường hợp của các sinh viên mới ra trường hoặc luật sư vừa vào nghề tại các hãng luật có quy mô, khi công việc của họ thường xuyên là những nhiệm vụ chi tiết, vi mô như rà soát văn bản, kiểm tra trích dẫn, tổng hợp tài liệu – hồ sơ, soạn thảo thư trả lời liên lạc thường ngày

Kể cả đối với các luật sư đứng đầu, họ buộc phải xây dựng một hệ thống hồ sơ mẫu, tình huống và văn bản tư vấn tiền lệ để có thể tham khảo hoặc sử dụng trực tiếp nếu phù hợp vì lý do hiệu quả kinh tế yêu cầu thời gian của khách hàng và bản chất vụ việc

Có thể nói 95% công việc của một luật sư đều nằm trên bàn giấy. Những bạn trẻ mong muốn theo nghề luật vì nghĩ rằng đây là một nghề nghiệp năng động và vinh quang như trong các sản phẩm của hollywood, các bạn cần suy nghĩ lại

  1. Làm luật sư có thể loại bỏ sự bất công, thay đổi xã hội

Quan điểm này không sai, nhưng không thể gọi là chính xác nếu cân nhắc nó là một yếu tố để lựa chọn nghề luật sư

Với tư cách là luật sư, một trong những nghĩa vụ nghề nghiệp là bảo vệ người yếu thế, bảo vệ công lý và hỗ trợ quá trình cải cách tư pháp. Sự có mặt của luật sư trong các phiên tòa hình sự cũng là một hình thức bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân

Tuy nhiên, các công việc thông thường hằng ngày như tư vấn thương mại, hỗ trợ giải quyết tranh chấp thương mại hay kể cả bảo vệ thân chủ trong một phiên tòa hình sự ít khi liên quan đến việc chiến thắng của cái thiện với cái ác mà chỉ là vấn đề của sự thật khách quan và áp dụng văn bản pháp luật có hiệu lực

Chia sẻ bài viết