• Chuyên ngành đào tạo: Chuyên ngành Y học cổ truyền
  • Chức danh: Chứng chỉ chuyên ngành Y học cổ truyền
  • Thời gian đào tạo:  06 tháng
  • Đối tượng: Tốt nghiệp trung cấp Y sĩ

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình chuyên ngành Y học cổ truyền cho đối tượng Y sĩ được thiết kế để đào tạo người Y sĩ chuyên ngành Y học cổ truyền thực hiện các nhiệm vụ sau :

  • Khám và chữa một số bệnh thông thường bằng Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại; đặc biệt là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân;
  • Hướng dẫn nhân dân trồng, nuôi, khai thác và sử dụng các cây, con làm thuốc an toàn, hợp lý. Thừa kế các phương pháp, kinh nghiệm, bài thuốc chữa bệnh bằng Y học cổ truyền trong nhân dân địa phương;
  • Chế biến và bào chế một số dạng thuốc Y học cổ truyền thông thường;
  • Hướng dẫn nhân dân thực hiện các kỹ thuật phục hồi chức năng bằng Y học cổ truyền.
  • Tự trau dồi kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để thích ứng với nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Hợp tác và hỗ trợ về chuyên môn với các đồng nghiệp và nhân viên y tế ở cộng đồng.

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo cho người Y sỹ có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp cơ bản để làm nhiệm vụ quản lý, chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân chủ yếu bằng thuốc nam, châm cứu xoa bóp và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc tại tuyến y tế cơ sở; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật; có tinh thần trách nhiệm trước sức khoẻ và tính mạng người bệnh; có đủ sức khoẻ; không ngừng học tập để nâng cao trình độ.

Về kiến thức:

  • Nắm vững cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình thường theo quan điểm y học hiện đại và y học cổ truyền. Lý luận cơ bản của Y học phương Đông;
  • Những nguyên tắc cơ bản về chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh theo Y học cổ truyền;
  • Thừa kế các phương pháp, kinh nghiệm, bài thuốc chữa bệnh bằng Y học cổ truyền trong nhân dân địa phương.

Về kỹ năng:

  • Khám và chữa một số bệnh và một số chứng bệnh thường gặp bằng y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại;
  • Làm được các bệnh án y học cổ truyền bao gồm: Chẩn đoán nguyên nhân, bát cương, tạng phủ, bệnh danh theo Lý, Pháp, Phương dược (khi dùng thuốc); theo Lý, Pháp, Kinh, Huyệt (khi châm cứu xoa bóp) để điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân (biện chứng luận trị);
  • Làm được các thủ thuật điều trị như: Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, dưỡng sinh, thực hành bệnh viện (băng bó vết thương, cố định tạm thời, tiêm chích, lấy bệnh phẩm, chọc dò, thụt tháo …);
  • Chế biến và bào chế một số dạng thuốc y học cổ truyền thông thường ;
  • Giáo dục nhân dân nuôi, trồng, khai thác, sử dụng các cây, con và nguyên liệu làm thuốc an toàn, hợp lý.

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Khối lượng kiến thức, kỹ năng và thời gian đào tạo:

  • Khối lượng kiến thức: 27 đơn vị
  • Thời gian khoá học: 6 tháng (26 tuần)

Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo:

TT Nội dung Số tiết ĐVHT Số tuần
1 Các học phần chuyên môn 225 14 10
2 Thực tập nghề nghiệp 240 9 8
3 Thực tập tốt nghiệp 240 giờ 4 6
4 Ôn và thi tốt nghiệp 2
Tổng số 705 27 26

ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN