Y HỌC DỰ PHÒNG

Ngành đào tạo : Chuyên ngành Y học dự phòng

Thời gian đào tạo:  06 tháng

Đối tượng : Tốt nghiệp Y sỹ trung cấp

 

I.GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Chương trình chuyên ngành Y học dự phòng cho đối tượng Y sỹ được thiết kế để đào tạo người Y sỹ chuyên ngành Y học dự phòng thực hiện các nhiệm vụ sau :

  • Phát hiện nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của các vấn đề sức khoẻ cộng đồng; các vấn đề sức khoẻ liên quan đến các yếu tố ô nhiễm môi trường, dịch bệnh; các tác hại nghề nghiệp và đánh giá ảnh hưởng của nó tới sức khoẻ người lao động; các vấn đề sức khoẻ liên quan đến dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Các vấn đề sức khoẻ học đường.
  • Xây dựng và thực hiện kế hoạch về y tế dự phòng: phát hiện nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh tật trong cộng đồng tại tuyến y tế cơ sở; phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ sức khoẻ nhân dân;
  • Truyền thông giáo dục sức khoẻ; triển khai các dịch vụ và chương trình, dự án y tế tại cộng đồng; giảm tác động của các yếu tố môi trường đến sức khoẻ;
  • Hướng dẫn vệ sinh lao động, phòng chống tác hại nghề nghiệp, sức khoẻ học đường.

II. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo cho người Y sỹ có kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp cơ bản để xác định, đề xuất và tham gia tổ chức, giải quyết các vấn đề cơ bản của sức khoẻ cộng đồng thuộc chuyên ngành y học dự phòng; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp; có khả năng làm việc độc lập, có tính sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc và tự học vươn lên đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ và phòng bệnh cho nhân dân.

1.Về kiến thức

– Kiến thức tổng quát về y học dự phòng để xác định các yếu tố của môi trường tự nhiên, xã hội, nghề nghiệp tác động đến sức khoẻ của cộng đồng;

– Kiến thức cần thiết để phân tích và lập kế hoạch can thiệp các vấn đề sức khoẻ môi trường, sức khoẻ nghề nghiệp, dinh dưỡng, bệnh dịch, sức khoẻ trường học;

– Kiến thức về những bệnh dịch thông thường và khả năng xử trí ban đầu đối với các trường hợp bệnh lây nhiễm thường gặp tại tuyến y tế cơ sở;

– Hiểu và làm theo luật pháp, chính sách của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong lĩnh vực y tế dự phòng và y tế học đường

2. Về kỹ năng:

– Thu thập các thông tin về sức khoẻ môi trường, sức khoẻ nghề nghiệp, dinh dưỡng, bệnh dịch, sức khoẻ trường học;

– Phát hiện và giám sát yếu tố nguy cơ và nguyên nhân của các vấn đề sức khoẻ môi trường, sức khoẻ nghề nghiệp, dinh dưỡng, bệnh dịch, sức khoẻ trường học;

– Lập kế hoạch can thiệp; tổ chức thực hiện và giám sát; đánh giá một số can thiệp y học dự phòng và y tế công cộng;

– Thực hiện một số phương pháp truyền thông giáo dục sức khoẻ tại cộng đồng.

 

III. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1.Khối lượng kiến thức, kỹ năng tối thiểu và thời gian đào tạo:

– Khối lượng kiến thức tối thiểu     :  26 đơn vị

– Thời gian khoá học                        :  06 tháng (26 tuần)

2. Cấu trúc chương trình và thời lượng:

TT Tên học phần Số ĐVHT Số Tiết
TS LT TH TS LT TH
1. Sức khoẻ môi trường 3 2 1 60 30 30
2. Sức khoẻ nghề nghiệp 3 2 1 60 30 30
3. Dịch tễ học 3 2 1 60 30 30
4. Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm 3 2 1 60 30 30
5. Y tế học đường 3 2 1 60 30 30
6. Khoa học hành vi và giáo dục SK 3 2 1 60 30 30
7. Thống kê – Kinh tế Y tế 4 3 1 90 45 45
8. Thực tập tốt nghiệp (thực tập cuối khoá) 4 0 4 240 240
Cộng 26 15 11 690 225 465