Kỹ năng giao tiếp sư phạm mầm non
Công việc của các giáo viên mầm non không chỉ dừng lại ở công việc chăm sóc giấc ngủ bữa ăn cho các em nhỏ mà còn giúp các em phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ. Chính vì vậy kỹ năng giao tiếp sư phạm mầm non là điều quan trọng trong việc đào tạo giáo viên mầm non chất lượng
Đặc trưng của kĩ năng giao tiếp sư phạm tiểu học mầm non
Việc dạy dỗ và tiếp xúc với các trẻ từ 4 – 5 tuổi cần có những kĩ năng ứng xử và giao tiếp để phù hợp với lứa tuổi của các em. Trẻ trong độ tuổi mới lớn sẽ thích khám phá nhưng cũng rất nhạy cảm bởi những lời nói cử chỉ cũng như thái độ từ những người xung quanh. Hơn nữa ngôn ngữ và lời nói của trẻ chưa phát triển để diễn đạt và tiếp thu thông tin khi người lớn nói. Chính vì thế các giáo viên sư phạm mầm non cần trang bị cho mình những kỹ năng giao tiếp sư phạm mầm non để truyền đạt cũng như chia sẻ và hiểu biết tâm lý ở lứa tuổi này
Những kỹ năng giao tiếp không chỉ là những lời nói thông thường mà còn biểu hiện qua nét mặt và cử chỉ trong việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể. Chính vì để hiểu được hết tâm lý của trẻ. Tại Trường Cao Đẳng Lạc Việt luôn đòi hỏi chất lượng giảng dạy tốt nhất truyền đạt những kinh nghiệm và kỹ năng giao tiếp sư phạm mầm non cần thiết đến cho học viên
>>> Xem thêm bài viết học sư phạm mầm non ở đâu tại Đà Nẵng
Phát triển kỹ năng giao tiếp sư phạm mầm non
Trong các hoạt động giao tiếp các giáo viên không chỉ tiếp xúc với trẻ thông qua các kiến thức bài giảng mà các cô còn là tấm gương sáng cho các em noi theo. Việc biểu đạt diễn tả lời nói qua ngôn ngữ cơ thể có vai trò đặc biệt trong giao tiếp với các bé. Việc thể hiện những hành động dù là nhỏ nhất cũng rất quan trọng khi tiếp xúc với thân thể các bé tạo nên chừng mực là điều cần thiết. Do đó việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể cùng với lời nói một cách ý thức và phù hợp để đem lại hiệu quả trong giáo dục mầm non là một trong những kỹ năng giao tiếp sư phạm mầm non cần có