Hướng dẫn tập vật lý trị liệu tại nhà

Hầu như tất cả các bệnh nhân sau tai biến mạch máu não, bệnh khớp,… đều để lại những biến chứng. Nếu không có phương pháp phục hồi kịp thời sẽ để lại hậu quả về sau.

Bài viết sau sẽ hướng dẫn cho các bạn cách tập vật lý trị liệu tại nhà hiệu quả nhất

>> Xem thêm bài viết những thông tin cần biết về vật lý trị liệu phục hồi chức năng

Bài tập vật lý trị liệu sau tai biến mạch máu não

Các bài tập thông thường cần hướng dẫn cho bệnh nhân tai biến mạch máu não và người nhà của họ tự tập tại nhà sau khi ra viện

– Tập nằm đúng tư thế và vị trí, tập lăn sang hai bên, tập ngồi dậy, tập đứng lên

– Phòng ngừa co rút khớp vai: Người bệnh nằm ngửa trên giường, cài các ngón tay hai bên vào nhau, ngón cái bên liệt ở ngoài ngón cái bên lành, duỗi thẳng hai tay nâng lên quá đầu cho đến khi hai tay chạm mặt giường hoặc sàn nhà phía trên đầu rồi đưa hai tay xuống phía chân

– Ức chế co cứng duỗi của chân: Người bệnh nằm ngửa, cài các ngón tay hai bên vào nhau, gấp hai gối, vòng hai tay qua hai gối, kéo hai gối về phía ngực và nâng đầu lên, sau đó thư giãn và trở lại tư thế ban đầu

– Quay ngửa cẳng tay: Người bệnh ngồi cạnh bàn, hai tay cài vào nhau duỗi thẳng trên mặt bàn, nghiêng người sang phía bên liệt, dùng tay lành xoay ngửa tay liệt cho đến khi ngón cái tay liệt sát xuống mặt bàn rồi dùng tay lành duỗi các ngón tay liệt

– Duy trì gấp khớp cổ tay về phía mu tay: Người bệnh ngồi cạnh bàn, các ngón tay hai bên vào nhau, đưa hai bàn tay lên sát cằm rồi dùng tay lành cổ tay gấp khớp cổ tay bên liệt về phía mu tay tối đa. Có thể để bàn tay liệt ở tư thế gấp về phía tay tựa vào má, cằm và giữ như vậy khi ngồi chơi, xem tivi

– Phòng ngừa các cơ gấp khuỷu tay, cổ tay và các ngón tay bị co rút

+ Người bệnh đứng cạnh bàn, cài các ngón tay hai bên vào nhau, xoay ngửa lòng bàn tay và áp lòng bàn tay sát xuống mặt bàn, duỗi thẳng hai tay, ngả người về phía trước để dồn trọng lượng lên hai tay và cho tới khi khớp cổ tay duỗi tối đa

+ Người bệnh ngồi trên ghế dùng tay lành làm duỗi các ngón tay bên liệt và gấp cổ tay về phía mu tay sau đó đặt xuống mặt ghế cạnh thân, lòng bàn tay sát mặt ghế, dùng tay lành giữ khớp khuỷu bên liệt duỗi thẳng và nghiêng người sang phía bên tay liệt để dồn trọng lượng lên tay liệt

+ Đề phòng co rút gân gót và các cơ gấp ngón chân: dùng một cuộn băng đặt dưới ngón chân bên liệt, sau đó đứng lên, bước chân lành ra phía trước, phía sau. Nếu đứng không vững người bệnh có thể vịn vào thành ghế bên cạnh để đỡ

+ Đề phòng vận động duỗi khuỷu tay và dạng khớp vai: Người bệnh nằm ngửa cài các ngón tay hai bên vào nhau, duỗi thẳng ra trước, sau đó một người khác giữ tay liệt duỗi thẳng rồi dạng từ từ xuống phía bên cho đến khi tay nắm sát mặt giường và tạo với thân một góc khoảng 90 độ. Người trợ giúp xoay ngửa bàn tay người bệnh, dùng một tay dạng và duỗi các ngón, còn tay kia làm duối tối đa các ngón tay còn lại

Bài tập vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ

* Bài tập 1: Kéo giãn, người bệnh có thể nhờ người nhà trợ giúp: Người bệnh nằm ngửa sát cạnh giường, người trợ giúp ngồi phía trên đầu dưỡng, hai tay đặt dưới xương chẩm (phía sau gáy) nâng đỡ đầu người bệnh, đồng thời dùng một lực kéo để giãn cột sống cổ, lực kéo vuông góc với trục đứng và hướng về phía người trợ giúp kéo ra giữ lại đến lúc nào mỏi thì giảm lực từ từ, lúc nào hết mỏi thì thực hiện tiếp 15 lần

Lưu ý: Trong lúc kéo nếu bệnh nhân than đau hay khó chịu thì dừng lại ngay

* Bài tập 2: Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai bàn chân vẫn còn chạm đất, hai khuỷu tay chống xuống nệm. Người bệnh ưỡn ngực và ưỡn cổ ra sau, giữ lại, lúc nào thấy hơi khó chịu thì nghỉ. Lặp lại 15 lần

* Bài tập 3: Người bệnh nằm ngửa, hai tay buông xuôi theo thân người, gập cổ về phía chân rồi giữ lại, thấy mỏi thì nghỉ. Lặp lại 15 lần

* Bài tập 4: Người bệnh nằm ngửa, tay phải đặt phía đầu bên phải, đầu người bệnh cố gắng nghiêng qua bên phải, đồng thời tay phải dùng một lực đề kháng giữ đầu ở vị thế trung tính (đầu thẳng), thấy mỏi thì nghỉ. Lặp lại 15 lần

* Bài tập 5: Người bệnh nằm ngửa, tay trái đặt phía đầu bên trái, đầu người bệnh cố gắng nghiêng qua bên trái, đồng thời tay trái dùng một lực đề kháng giữ đầu ở vị thế trung tính (đầu thẳng), lúc nào thấy mỏi thì nghỉ. Lặp lại 15 lần

* Bài tập 6: Người bệnh ngồi dựa lưng vào ghế, tay phải hoặc tay trái đặt trên trán, người bệnh cố gắng gập cổ về phía trước, đồng thời tay phải hoặc tay trái dùng một lực đề kháng giữ đầu ở vị thế trung tính (đầu thẳng), thấy mỏi thì nghỉ. Lặp lại 15 lần

* Bài tập 7: Người bệnh ngồi dựa lưng vào ghế, tay phải đặt phía đầu bên phải, cố gắng nghiêng đầu qua bên phải, đồng thời tay phải dùng một lực đề kháng giữ đầu ở vị thế trung tính (đầu thẳng), thấy mỏi thì nghỉ. Lặp lại 15 lần

* Bài tập 8: Người bệnh ngồi dựa lưng vào ghế, tay trái đặt phía đầu bên trái, cố gắng nghiêng đầu qua bên trái đồng thời tay trái dùng một lực đè kháng giữ đầu ở vị thế trung tính (đầu thẳng), thấy mỏi thì nghỉ. Lặp lại 15 lần

Làm 10 động tác thì được tính một đợt. Mỗi ngày người bệnh có thể làm 2 -3 đợt tùy tình trạng sức khỏe. Nếu động tác nào gây đau hay khó chịu thì ngưng động tác đó và báo chuyên viên vật lý trị liệu. Sau khi hết tê hay đau, người bệnh nên tiếp tục duy trì các bài tập để giúp cột sống cổ vững chắc hơn

Vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối

Đặc điểm chung: 1. Khớp gối là khớp phức tạp của cơ thể, gồm hai khớp: – Khớp giữa xương đùi và xương chày thuộc loại khớp lồi cầu – Khớp giữa xương đùi và xương bánh chè thuộc loại khớp phẳng. 2. Mặt khớp

Đặc điểm chung

  1. Khớp gối là khớp phức tạp của cơ thể, gồm hai khớp

– Khớp giữa xương đùi và xương chày thuộc loại khớp lồi cầu

– Khớp giữa xương đùi và xương bánh chè thuộc loại khớp phẳng

  1. Mặt khớp

Hình ảnh mâm chày và sụn chêm

Hình ảnh lồi cầu xương đùi

– Lồi cầu trong và lồi cầu ngoài của đầu dưới xương đùi

– Diện khớp trên của xương chày còn gọi là (mâm chày)

– Diện khớp xương bánh chè

– Sụn chêm trong và ngoài là hai miếng sụn sợi nằm ở diện khớp trên của xương chày làm cho diện khớp này thêm sâu, rộng và trơn láng, sụn chêm. Ngoài hình chữ o, sụn chêm trong hình chữ c. Hai sụn chêm nối với nhau bởi dây chằng ngang gối và dính vào mâm chày bởi hệ thống các dây chằng, do đó nó dễ dàng di chuyển khi khớp cử động nó tự chuyển động trượt ra trước khi gối duỗi và trượt ra sau khi gối gập. Trong động tác duỗi gối quá mạnh mà cẳng chân đang ở tư thế xoay trong hoặc xoay ngoài sụn chêm có thể bị tổn thương. Sụn chêm được nuôi dưỡng nhờ áp lực thẩm thấu có ít mạch máu đến nuôi nên khi bị tổn thương khó phục hồi dẫn tới thoái hóa

– Bao khớp gối mỏng bám trên diện hai ròng rọc, trên hai lồi cầu và hố gian lồi cầu, xương bánh chè nằm trong gân cơ tứ đầu đùi đến tăng cường phía ngoài bao khớp bám vào sụn chêm

– Dây chằng: Khớp gối có bốn hệ thống dây chằng

+ Dây chằng trước: Gồm gân cơ bánh chè và các mạc giữa bánh chè trong và ngoài

+ Dây chằng sau: Gồm dây chằng kheo chéo và dây chằng cung kheo

+ Dây chằng bên: Gồm dây chằng bên chày và dây chằng bên mác

+ Dây chằng chéo: Gồm dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau bắt chéo nhau hình chữ x

  1. Cảm giác cho vùng gối

– Dây thần kinh đùi: Mặt trước đùi và gối

– Dây đùi bì: Mặt ngoài gối

Xương bánh chè là xương vùng to nhất cơ thể, tăng cường sức mạnh cho khớp gối, cho cẳng chân do đó khi đau thoái hóa khớp gối làm ảnh hưởng vận động của khớp và làm giảm sức mạnh của hoạt động chức năng của chân

  1. Triệu chứng

– Đau, cứng khớp gối

– Không nóng đỏ

– Sưng nề vẫn gấp gối và đi lại được

– Lạo sạo trong khớp khi vận động

– Dấu hiệu di động xương bánh chè kém

– Tràn dịch khớp gối

XQ: Chụp khớp gối thẳng và nghiêng cho thấy hình ảnh thoái khớp gối ở mâm chày và hai lồi cầu xương đùi, khe khớp hẹp

  1. Chẩn đoán phân biệt

a. Bong gân khớp gối

– Vẫn nhấc gót chân lên được khỏi mặt giường

b. Tổn thương sụn chêm

– Có hiện tượng kẹt khớp tái diển (đang đi tự nhiên khớp gối bị mắc cứng lại, không gấp – duỗi được, phải ngồi nghỉ 2 – 3 phút, xoa bóp tại chỗ rồi sau đó đi lại bình thường)

– CT/MRI

– Nội soi ỗ khớp -> Tốt nhất hiện nay cho hình ảnh và kết quả chính xác nhất

  1. Vật lý trị liệu – Phục hình chức năng

– Mục đích:

+ Giảm đau, giảm phù nề

+ Tăng cường độ di động xương bánh chè

+ Tăng tầm vận động của khớp gối

+ Tập tăng tính chịu, Phục hồi chức năng sinh hoạt

– Phương pháp điều trị vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng

Dựa vào mức độ tổn thương của thoái hóa thầy thuốc vật lý trị liệu khám và lượng giá chức năng để đưa ra phương pháp điều trị

  1. Điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu

– Các phương pháp nhiệt có tác dụng giảm đau chống co cứng cơ giãn mạch tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng như: Hồng ngoại, chườm ngải cứu, đắp paraphin, tắm ngâm suối bùn nóng

– Các phương pháp điện trị liệu như: sóng ngắn có tác dụng tạo nhiệt nóng ở trong sâu, tăng cường chuyển hóa, chống phù nề, chống viêm giảm đau. Dòng xung điện có tác dụng kích thích thần kinh cơ, giảm đau, tăng cường chuyển hóa. Dòng Gavanic và Faradic làm tăng cường quá trình khư cực và dẫn truyền thần kinh đưa thuốc giảm đau vào vùng tổn thương

– Lasre làm mềm, giảm đau, chống viêm, tái tạo tổ chức

– Siêu âm làm mềm tổ chức tổn thương xơ sẹo trong sâu, chống viên, giảm đau, tăng cường chuyển hóa, tăng tái tạo tổ chức

– Tập vận động từ trợ giúp – kháng trở thành cưỡng ép

– Khớp gối vừa đảm nhiệm chức năng di chuyển vừa chịu tải trọng nên khi bị tổn thương lặp đi lặp lại nhiều lần không hồi phục dẫn đến thoái hóa khá nặng phục hồi phụ thuộc tuổi tác, nghề nghiệp, thói quen vận động chơi thể thao sinh hoạt hàng ngày trong cuộc sống. Tập luyện và phòng ngừa phải được sự hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa vật lý trị liệu – phục hồi chức năng

Chia sẻ bài viết