Ngành quản trị khách sạn và những điều cần biết.

TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
NGÀNH/NGHỀ: QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN
THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 3 năm
BẰNG CẤP SAU KHI TỐT NGHIỆP: Cử nhân thực hành
1. Giới thiệu chung về nghề Quản trị Khách sạn
Quản trị khách sạn là nghề quản lý trực tiếp, hàng ngày các bộ phận trực tiếp và gián tiếp phục vụ khách du lịch trong khách sạn như: buồng, lễ tân, nhà hàng, chế biến món ăn, kế toán, bán hàng và marketing, nhân sự,… Phạm vi công việc và nhiệm vụ cụ thể hàng ngày, tuần, tháng của các khách sạn khác nhau về quy mô, cấp hạng, tính chất … Tuy nhiên, các công việc chủ yếu chung nhất của nghề quản trị khách sạn bao gồm: quản lý toàn bộ hoạt động của khách sạn (quản lý chung), quản lý bộ phận buồng, quản lý bộ phận lễ tân, quản lý bộ phận chế biến món ăn, quản lý bộ phận cung cấp dịch vụ khác, quản lý nhân sự hành chính, quản lý bán hàng và tiếp thị, quản lý cơ sở vật chất-kỹ thuật, quản lý tài chính và quản lý an ninh an toàn.
Các công việc của nghề chủ yếu được thực hiện tại các bộ phận trong khách sạn hoặc các cơ sở kinh doanh lưu trú nên môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi, đảm bảo an toàn- vệ sinh và sức khỏe. Cường độ làm việc không cao nhưng chịu áp lực lớn về thời gian phục vụ và yêu cầu đảm bảo sự hài lòng đa dạng của khách du lịch. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ, cần phải đảm bảo các điều kiện làm việc thiết yếu như: kiến trúc nhà cửa và quy hoạch mặt bằng khách sạn hợp lý, các loại thiết bị, dụng cụ phù hợp với tiêu chuẩn của từng công việc; các phần mềm quản trị; hệ thống thông tin liên lạc tốt; và có các quy định nội bộ về chuẩn cung cấp dịch vụ và quản lý.
Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, có ngoại hình phù hợp, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề.
       2. Về Kiến thức
a. Khối kiến thức cơ bản: 
Xác định được các kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật và văn hóa xã hội, Tin học, Giáo dục quốc phòng an ninh, Giáo dục thể chất.
       b. Khối kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành
– Được thiết kế chọn lọc các môn học bổ trợ kiến thức liên quan đến ngành du lịch như: Tổng quan du lịch, tâm lý và kỹ năng giao tiếp, quản trị dịch vụ, văn hóa ẩm thực , thực phẩm và dinh dưỡng, định mức & thực đơn, marketing du lịch, nghiệp vụ thanh toán,….
– Mô tả được các quy trình nghiệp vụ cơ bản của khách sạn: lễ tân, buồng, nhà hàng, chế biến món ăn;
– Trình bày được nguyên lý chung về quản trị và các nguyên lý, nội dung, quá trình về quản trị nhân sự, quản trị marketing, quản trị cơ sở vật chất, quản trị tài chính, quản trị các dịch vụ của khách sạn.
       3. Kỹ năng
– Làm đúng quy trình phục vụ khách hàng tại các vị trí công việc của bộ phận lễ tân, buồng, nhà hàng, hoặc khu vực hội nghị hội thảo theo tiêu chuẩn của khách sạn.
– Xây dựng được các kế hoạch nghiệp vụ như: kế hoạch tiếp thị, kế hoạch nhân sự, kế hoạch phân công công việc, kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kế hoạch mua sắm trang thiết bị – dụng cụ, kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo hoặc sự kiện,…
– Giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả công việc đảm bảo đúng quy trình và tiêu chuẩn tại các bộ phận của khách sạn.
– Giao tiếp lịch sự, thân thiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh với khách hàng, cấp trên và đồng nghiệp.
        4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm
– Yêu nghề, có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Trung thực, chủ động khắc phục khó khăn trong công việc. Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm.  Nhanh nhẹn, tỉ mỉ, cẩn thận, khách quan.
– Tôn trọng khách hàng, quan tâm chăm sóc và thuyết phục được khách hàng.
– Hợp tác với đồng nghiệp và đối tác.
– Khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc
        5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí việc làm sau:
– Nhân viên bộ phận tiền sảnh; Nhân viên bộ phận nhà hàng; Nhân viên bộ phận buồng; Nhân viên bộ phận kinh doanh và tiếp thị;
– Giám sát viên bộ phận lễ tân; Giám sát viên bộ phận nhà hàng; Giám sát bộ phận buồng.
– Trưởng bộ phận tiền sảnh; Trưởng bộ phận nhà hàng; Trưởng bộ phận buồng tại các khách sạn từ 1 đến 5 sao.
– Giám đốc khách sạn từ 1 đến 3 sao.
        6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
Có tiềm năng phát triển và khả năng thích ứng, đồng thời có khả năng tiếp tục học tập liên thông lên trình độ cao hơn đối với các ngành liên quan đến du lịch, khách sạn.
7. Thời gian học tập
Thời gian: 3 năm chia làm 6  học kỳ, trong đó có 2 lần đi thực tế/ thực tập tại doanh nghiệp du lịch từ 3 – 4 tháng tạo điều kiện cho sinh viên làm việc tại doanh nghiệp như một nhân viên thực sự.

ĐĂNG KÝ NGAY

TRƯỜNG CAO ĐẲNG LẠC VIỆT – PHÁT TRIỂN TƯ DUY

Trụ sở chính:42-46 Phan Châu Trinh,Hải Châu,Đà Nẵng

Hotline: 0818424446

Văn phòng tiếp nhận hồ sơ: 116 Nguyễn Huy Tưởng,Hoà Minh ,Liên Chiểu ,Đà Nẵng

Điện thoại: 0899519666

Chia sẻ bài viết