THỜI GIAN ĐÀO TẠO & ĐỐI TƯỢNG
- 1,5 năm – Đối tượng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
- 2,5 năm – Đối tượng tốt nghiệp THCS
GIỚI THIỆU NGÀNH HỌC
Hiện nay, khi kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu về quyền lợi của con người cũng như những vấn đề về luật pháp cũng ngày càng tăng nhanh. Dẫn đầu sự quan tâm của giới trẻ hiện nay, Trung cấp Pháp Luật là một trong những ngành được nhiều bạn sinh viên lựa chọn và theo học.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Mục tiêu chung
- Chương trình đào tạo cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản chung như Chính trị, Ngoại ngữ, Giáo dục quốc phòng, Thể dục – Thể thao, Tin học và các kiến thức nền tảng, quan trọng của các ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam: Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Thương mại, Luật Hình sự…
- Bên cạnh đó, thông qua việc học môn Pháp luật tố tụng, người học nắm vững được trình tự giải quyết một vụ án dân sự, hình sự, hành chính theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, những kiến thức của một số học phần kỹ năng như công tác hộ tịch, công chứng và chứng thực, phổ biến giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở, xây dựng và soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, soạn thảo các loại hợp đồng, công tác bầu cử ở cấp xã, cấp huyện… sẽ giúp cho người học thành thạo các nghiệp vụ tư pháp.
- Những lợi ích mà chương trình mang lại cho người học về cơ hội việc làm, thu nhập, vị trí việc làm và cơ hội học tập nâng cao sau khi tốt nghiệp: Có kiến thức và kỹ năng để đảm nhận các vị trí công tác như: tư vấn pháp lý, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn… Đồng thời, với những kiến thức đã được học, người học có đủ điều kiện để tham gia học tập nâng cao trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành Luật.
2. Mục tiêu cụ thể
– Về kiến thức
- Trình bày được một số vấn đề về Nhà nước và pháp luật Việt Nam, tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, thẩm quyền và mối quan hệ giữa các cơ quan tư pháp, hành chính…
- Giải thích được những quy định về các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam;
- Vận dụng những kiến thức, kỹ năng tác nghiệp chuyên môn chuyên sâu trong chương trình hẹp đối với các chức danh của cơ quan tư pháp địa phương và cơ quan chính quyền cơ sở;
- Phân tích được những quy định của pháp luật, vận dụng những quy định của pháp luật vào thực tế công tác ở cơ sở.
– Về kỹ năng
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng quản lý;
- Tổ chức các hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch, công tác chứng thực, hòa giải tại cơ sở; công tác bầu cử, quản lý địa giới hành chính…
- Tham mưu trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Soạn thảo văn bản pháp luật, các loại hợp đồng đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục;
- Khắc phục các hạn chế trong xử lý công việc hoặc các sai lầm trong áp dụng pháp luật thực định.
3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
- Trong xã hội có rất nhiều ngành cần đến kiến thức pháp luật và rất nhiều cơ quan, tổ chức cần đến những người có kiến thức pháp luật. Những người theo ngành luật có chuyên môn cao và có lương tâm luôn được xã hội coi trọng.
- Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở nhiều cơ quan, với nhiều vị trí công việc khác nhau: cán bộ ở các Sở Ban ngành, hoặc làm việc tại các văn phòng công chứng, văn phòng luật, công ty tư vấn luật, trường học, doanh nghiệp…