QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1.1. Kiến thức
1.1.1. Kiến thức chung

Cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về:

– Lý luận kinh tế về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương chính sách cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam, những vấn đề cấp bách của thời đại.
– Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và quản lý có liên quan đến thực hiện các công việc trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, và xuất nhập khẩu.

1.1.2. Kiến thức chuyên ngành

Cung cấp cho người học những kiến thức chuyên về quản trị hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh doanh hoạt động trong điều kiện cơ chế thị trường. Người học sẽ được chỉ dẫn về cách thức thực hiện các chức năng quản lý như:

– Quản trị chiến lược.
– Quản trị doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh.
– Quản trị doanh nghiệp thương mại.
– Kiến thức lập kế hoạch kinh doanh; khởi sự doanh nghiệp.
– Kiến thức về quản trị Marketing và nghiệp vụ nghiên cứu thị trường.
– Nghiệp vụ xuất nhập khẩu.
– Nghiệp vụ bán hàng.
– Nghiệp vụ chăm sóc, quan hệ khách hàng.

1.1.3. Kiến thức bổ trợ

Ngoài ra người học còn được bổ trợ các kiến thức cơ bản đáp ứng cho công việc:
– Sử dụng thành thạo các công cụ máy tính hỗ trợ cho công việc như: MS Office, Projector, Internet Explorer,… (cấp độ B).
– Tiếng Anh tối thiểu trình độ B, có thể giao tiếp thông thường với người nước ngoài bằng tiếng Anh .– Hiểu biết về công tác Thống kê, phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, xuất nhập khẩu.

1.2. Kỹ năng

1.2.1. Kỹ năng nghề nghiệp

Rèn luyện cho người học các phẩm chất cần có của doanh nhân đó là:

– Khả năng nhận định tình huống, thu thập thông tin, phân tích, dự báo, xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh như như: kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung ứng, kế hoạch tài chính, kế hoạch nhân sự, kế hoạch marketing, kế hoạch bán hàng,…
– Khả năng ra quyết định để giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn kinh doanh.
– Các kỹ năng giao tiếp, đàm phán và quan hệ với công chúng.
– Tổ chức triển khai thực hiện, lãnh đạo và kiểm soát các kế hoạch của quản trị.
– Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đề xuất, tham mưu cho lãnh đạo doanh nghiệp các biện pháp quản trị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
– Kỹ năng thực hành quản trị trong việc giám sát, phối hợp hoạt động của các bộ phận, chức năng trong tổ chức một cách hữu hiệu trong môi trường thay đổi.
– Kỹ năng và năng lực lãnh đạo, biết thúc đẩy, động viên kiểm soát việc sử dụng các nguồn lực của tổ chức .
– Lập báo cáo cho các công việc chuyên môn về hoạt động kinh doanh .

+ Tiến độ và kết quả của kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Lập kế hoạch nhập-dự trữ hàng hóa cho DN.
+ Báo cáo tình hình tổng hợp kinh doanh, kết quả bán hàng.
+ Tiếp cận khách hàng, chăm sóc khách hàng (trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện hỗ trợ như điện thoại, fax, email,…)
+ Quản lý được các nhân viên trong tổ, nhóm của mình (lên kế hoạch, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện của các nhân viên trong tổ mình quản lý).

1.2.2. Các kỹ năng khác có liên quan

Bên cạnh các kỹ năng nghề nghiệp, còn rèn luyện cho người học các kĩ năng cần thiết có liên quan đến công việc sau này:

– Kỹ năng soạn thảo văn bản bằng các công cụ máy tính thành thạo.
– Kỹ năng thuyết trình, thuyết phục và kỹ năng trình bày.
– Giao tiếp, ứng xử hiệu quả, linh hoạt đối với các tình huống trong công việc.
– Kỹ năng làm việc đội nhóm hoặc độc lập trong môi trường áp lực công việc cao.
– Có khả năng giao tiếp tiếng Anh trong lĩnh vực thương mại.

1.3. Thái độ

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh có sức khoẻ tốt, có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt:

– Nhiệt tình, năng động, ham học hỏi, sáng tạo và tinh thần tập thể nhằm đáp ứng nhu cầu công việc.
– Ý thức cộng đồng và tác phong làm việc chuyên nghiệp trong môi trường làm việc lành mạnh, an toàn.
– Đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, đảm bảo kỷ luật trong công việc và công dân.
– Có lòng yêu nước, yêu CNXH, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và lợi ích của đất nước.
– Tuân thủ các quy định của luật kinh tế, tài chính, chịu trách nhiệm cá nhân đối với nhiệm vụ được giao.

1.4. Vị trí làm việc sau tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp các cử nhân ngành Quản trị kinh doanh có thể học liên thông lên đại học ngành quản trị kinh doanh, hay trở thành các chuyên viên làm việc tại các phòng ban chức năng của doanh nghiệp như phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng marketing, phòng tổ chức nhân sự hoặc thư ký giúp việc cho các nhà quản lý các cấp trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp, các chuyên viên ở các phòng ban chức năng của doanh nghiệp; họ cũng có thể trở thành các doanh nhân hay các nhà quản lý chuyên nghiệp ở tất cả các loại hình tổ chức kinh doanh trong nước và nước ngoài. Một bộ phận sinh viên tốt nghiệp có thể làm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp chuyên nghiệp.

2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO

Thời gian đào tạo: 03 năm
Hệ đào tạo: Chính quy.