VĂN BẰNG 2 Y SĨ

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP

– Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp  
– Thời gian đào tạo: 01 năm 
– Chức danh khi tốt nghiệp: Y sỹ trung cấp

I. GIỚI THIỆU VÀ MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình đào tạo y sỹ bao gồm những kiến thức cơ bản giải phẫu – sinh lý, vi sinh – kí sinh trùng, dược lý, dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh phòng bệnh, kỹ năng giao tiếp và giáo dục sức khỏe,quản lý tổ chức y tế, điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật điều dưỡng. Các học phần chuyên môn như: bệnh nội khoa, bệnh ngoại khoa, sức khỏe trẻ em, sức khỏe sinh sản, bệnh truyền nhiễm – bệnh xã hội, bệnh chuyên khoa, y tế công cộng, y học cổ truyền, phục hồi chức năng. Nội dung thực hành, thực tập của các học phần chuyên môn là hết sức quan trọng, được bố trí thành những học phần riêng để tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho hiệu quả.

Học xong chương trình này, người học có đủ kiến thức và kĩ năng để trở thành người cán bộ y tế, có khả năng quản lý, khám và điều trị một số bệnh thông thường theo quy định, chắm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Người y sỹ có thể học liên thông lên trình độ đại học theo các quy định hiện hành của pháp luật.

II. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Về kiến thức

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về:

+ Cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người

+ Sự tác động qua lại giữa môi trường sống và sức khỏe con người, các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khỏe.

– Trình bày được những nguyên tắc cơ bản về chẩn đoán, điều trị và phòng một số bệnh thông thường.

– Trình bày được Luật pháp, chính sách của Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

2. Về kỹ năng

– Thực hiện được việc thăm, khám và chữa một số bệnh, chứng bệnh thông thường – Phát hiện sớm và xử trí ban đầu các trường hợp cấp cứu tại tuyến y tế cơ sở.

– Làm dược một số thủ thuật theo quy định của Bộ y tế, chăm sóc người bệnh tại nhà và phục hồi chức năng tại cộng đồng.

– Chuyển tuyến kịp thời các bệnh vượt quá quy định và khả năng giải quyết ở tuyến y tế cơ sở.

– Tổ chức quản lý và thực hiện các chương trình y tế quốc gia, phát hiện dịch bệnh sớm, lập kế hoạch, triển khai thực hiện phòng bệnh và chống dịch.

3. Chuẩn đầu ra

3.1. Những công việc chính học sinh tốt nghiệp có thể làm được

TT Công việc Yêu cầu kết quả
1. Thông tin giáo dục truyền thông về bảo vệ sức khỏe và tổ chức thực hiện quản lý sức khỏe cho đối tượng phục vụ thuộc phạm vi đảm nhiệm. – Giúp người dân tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe; phát huy duy trì những hành vi, thói quen có lợi cho sức khỏe; thay đổi những hành vi, phong tục không có lợi cho sức khỏe của bản thân và của cộng đồng.

– Phối hợp với các ban ngành đoàn thể, vận động cộng đồng cùng tham gia giải quyết những cấn đề y tế cơ sở.

2. Khám, chẩn đoán và điều trị nội, ngoại trú những bệnh thông thường và phục hồi chức năng. – Phát hiện, chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời những bệnh thông thường.

– Chăm sóc và tiếp tục điều trị hiệu quả cho người bệnh sau khi ra viện.

– Hướng dẫn người bệnh và gia đình chăm sóc, tập luyện phục hồi chức năng 1 số bệnh, tật thường gặp.

3. Xử trí bước đầu các cấp cứu thông thường, khi cần mời bác sĩ hội chẩn, xử trí hoặc chuyển tuyến trên. Phát hiện, xử trí khẩn trương, hiệu quả và chuyển tuyến kịp thời dựa vào cộng đồng.
4. Thực hiện đầy đủ các chế độ, chức trách chuyên môn của Bộ y tế đã ban hành. Đầy đủ và chính xác.
5. Phụ giúp bác sĩ tiến hành làm các thủ thuật chuyên môn. Phối hợp chính xác và an toàn.
6. Hướng dẫn cho học sinh, sinh viên thực tập tại y tế cơ sở và nhân viên y tế thôn bản về chăm sóc và sơ cứu ban đầu. Tận tình, chu đáo và chính xác.
7. Quản lý thuốc men, dụng cụ thuộc phạm vi phụ trách. Sử dụng thuốc phù hợp, an toàn, hiệu quả với nhu cầu và mô hình bệnh tật trong cộng đồng.

3.2. Chuẩn đầu ra của học sinh tốt nghiệp

  • Về kiến thức

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người.

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về sự tác động qua lại giữa môi trường sống và sức khỏe con người, các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khỏe.

– Trình bày được những nguyên tắc cơ bản về chẩn đoán, điều trị và dự phòng một số bệnh thông thường tại tuyến y tế cơ sở.

– Trình bày được những điểm cơ bản về luật, chính sách của Nhà nước trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

– Có kiến thức thực tiễn về bối cảnh văn hóa xã hội về sức khỏe của người dân địa phương.

  • Về kỹ năng

– Thực hiện được việc thăm, khám và điều trị một số bệnh, chứng bệnh thông thường, đặc thù của địa phương.

– Chăm sóc và tiếp tục điều trị hiệu quả những trường hợp điều trị tại nhà theo y lệnh của bác sĩ.

– Phát hiện sớm và xử trí ban đầu các trường hợp cấp cứu tại tuyến y tế cơ sở.

– Làm được một số thủ thuật/trợ giúp bác sĩ thực hiện một số thủ thuật tại cơ sở y tế theo quy định của Bộ Y tế, chăm sóc người bệnh tại nhà và phục hồi chức năng tại cộng đồng.

– Chuyển tuyến kịp thời dựa vào cộng đồng những trường hợp bệnh lý vượt quá quy định và khả năng giải quyết ở tuyến y tế cơ sở.

– Tổ chức quản lý và thực hiện các chương trình y tế quốc gia; phát hiện dịch bệnh sớm, lập kế hoạch, triển khai thực hiện phòng bệnh và chống dịch.

– Áp dụng kỹ năng và phong cách giao tiếp hiệu quả trong truyền thông giáo dục sức khỏe; phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, vận động cộng đồng cùng tham gia giải quyết những vấn đề sức khỏe ở tuyến y tế cơ sở.

– Tham gia quản lý y tế cơ sở (trang thiết bị, thuốc…).

  • Về thái độ

– Yêu ngành, yêu nghề, tận tụy với sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, thực hành nghề nghiệp theo pháp luật.

– Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành.

– Áp dụng cách cư xử có đạo đức trong thực hành nghề nghiệp.

– Thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa, phong tục, tập quán ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh và cộng đồng.

– Bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng.

  • Công nghệ thông tin

Có trình độ tin học cơ bản tương đương trình độ A, sử dụng được các phần mềm tin học văn phòng; thư điện tử; tìm kiếm tài liệu trên mạng Internet… phục vụ cho công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe tại địa phương.

III. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Khối lượng kiến thức, kỹ năng và thời gian đào tạo

TT Nội dung Số ĐVHT Số tiết/giờ Số tuần
1. Các học phần chung 11 225 39 tuần
2. Các học phần cơ sở 4 75
3. Các học phần chuyên môn 31 545
4. Thực tập cơ bản (thực tập lâm sàng và cộng đồng) 6 240 6 tuần
5. Thực tập tốt nghiệp 3 200 5 tuần
6. Dự trữ, nghỉ lễ 2 tuần
  Tổng cộng: 55 1.285 52

IV. THI TỐT NGHIỆP

TT Nội dung
1. Lý thuyết chuyên môn
1.1. Các học phần cơ sở

–         Giải phẫu sinh lý

–         Dược lý

1.2. Các học phần chuyên môn

–         Bệnh học Nội khoa

–         Bệnh học Ngoại khoa

–         Sức khỏe trẻ em

–         Sức khỏe sinh sản

–         Bệnh truyền nhiễm, xã hội

2. Thực hành nghề nghiệp

– Làm bệnh án trên người bệnh cụ thể tại các khoa (nội, ngoại, phụ sản, nhi, nhiễm) của Bệnh viện Tỉnh, Trung ương.