Passport là gì? Visa là gì? Sự khác nhau giữa passport và visa bạn cần biết

Là nhân viên làm việc trong ngành dịch vụ du lịch hay muốn ra nước ngoài – bạn cần phải biết “Passport là gì? Visa là gì?” và phân biệt được rõ ràng 2 khái niệm này. Nếu bạn chưa thể tự tin trả lời 2 câu hỏi này cũng đừng quá lo lắng vì Trường Cao Đẳng Lạc Việt sẽ giải đáp ngay đây

* Passport là gì?

Passport là sổ chứng nhận do cơ quan chuyên trách của một nước cấp để công dân nước đó được quyền xuất cảnh đi nước khác và nhập cảnh trở về nước mình. Ví dụ như cục quản lý xuất nhập cảnh cấp hộ chiếu cho công dân mang quốc tịch Việt Nam xuất cảnh đi du lịch nước ngoài và nhập cảnh về nước

Passport được chia thành 3 loại thông dụng

– Hộ chiếu phổ thông (Popular Passport): Cấp cho công dân có nhu cầu đi du lịch, là du học sinh hay công dân định cư ở nước ngoài,… – có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp

– Hộ chiếu công vụ (Official Passport): Cấp cho cá nhân làm việc trong cơ quan nhà nước đi công vụ ở nước ngoài

– Hộ chiếu ngoại giao (Diplomatic Passport): Cấp cho quan chức ngoại giao của chính phủ công tác ở nước ngoài

* Visa là gì

Visa (thị thực nhập cảnh) là chứng nhận do cơ quan nhập cư của một quốc gia cấp cho người nước ngoài được phép nhập cảnh vào nước họ trong một khoảng thời gian nhất định

Mỗi một quốc gia sẽ có cách phân loại visa khác nhau. Tại Việt Nam, visa nhập cảnh cấp cho người nước ngoài được phân loại thành

– Visa du lịch: Cấp cho khách du lịch, có giá trị trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh

– Visa thương mại: Cấp cho người nước ngoài đến tìm cơ hội đầu tư, kinh doanh – Có giá trị từ 90 ngày đến 180 ngày kể từ ngày nhập cảnh – được quyền xuất nhập cảnh nhiều lần qua các cửa khẩu quốc tế

– Giấy phép tạm trú: Cấp cho người nước ngoài đến đầu tư, làm việc thường xuyên – Có giá trị 1 năm kể từ ngày nhập cảnh – được quyền nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế

* Sự khác nhau giữa passport và visa

Với phân tích được Trường Cao Đẳng Lạc Việt chia sẻ ở phần trên, bạn cũng có thể thấy được passport và visa là hai loại chứng nhận hoàn toàn khác nhau. Nếu passport là chứng nhận để “nội được xuất” thì visa là để “ngoại được nhập”

Ví dụ, bạn muốn nhập cảnh vào australia để du lịch trong thời gian 15 ngày thì cần phải có

– Passport do cơ quan chuyên trách của chính phủ Việt Nam cấp xác nhận bạn là công dân Việt Nam hợp pháp và muốn xuất ngoại

– Visa do cơ quan nhập cư của chính phủ australia cấp xác nhận – cho phép bạn được quyền nhập cảnh vào nước họ du lịch

Bạn cần phải có passport trước rồi mới làm visa sau vì thông thường, visa được cấp bằng cách đóng dấu vào passport – sổ hộ chiếu

* Hướng dẫn thủ tục làm passport

– Chuẩn bị hồ sơ

+ 1 tờ khai theo mẫu X01

+ 4 ảnh chụp 4×6 trên phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu

+ Bản gốc chứng minh thư của người xin cấp hộ chiếu (với thời hạn cấp không quá 15 năm)

+ Sổ hộ khẩu hoặc bản sao có chứng thực của người xin cấp hộ chiếu

+ Sổ tạm trú KT3 đối với người ngoại tỉnh (không có hộ khẩu thường trú tại địa phương đó)

+ Với trẻ em dưới 14 tuổi: Tờ khai theo mẫu X01 phải được công an xã – phường – thị trấn, nơi trẻ em đang thường trú hoặc tạm trú xác nhận, đóng dấu ảnh giáp lai. Trường hợp muốn cấp riêng hộ chiếu thì nộp 1 bản sao giấy khai sinh + 4 ảnh 4 x 6

+ Trẻ em dưới 9 tuổi đề nghị cấp chung hộ chiếu với bố hoặc mẹ, nộp 1 bản sao giấy khai sinh và 4 ảnh cỡ 3 x 4

+ Với trường hợp ủy thác cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân thì người ủy thác phải thực hiện việc khai và ký tên vào tờ khai đề nghị cấp – sửa đổi hộ chiếu với mẫu quy định, có đóng dấu ảnh giáp lai và xác nhận của thủ trưởng cơ quan, tổ chức được ủy thác

– Cách thức làm thủ tục

+ Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết, cá nhân hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân được ủy thác tiến hành nộp hồ sơ cho phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú, tạm trú hoặc cục quản lý xuất nhập cảnh

+ Sau khi nộp hồ sơ, người làm passport sẽ ngồi chờ đến lượt, trả lời các câu hỏi của chuyên viên làm hộ chiếu rồi nhận phiếu hẹn – nộp lệ phí 200.000 đồng / cuốn

* Thủ tục xin cấp visa

– Xin cấp visa ra nước ngoài

Mỗi một quốc gia sẽ có những quy định về thủ tục cấp visa riêng, công dân Việt Nam muốn xin visa ra nước ngoài phải đến làm thủ thục khai xin nhập cảnh và nộp lệ phí tại Đại sứ quán của quốc gia muốn đến đóng tại Hà Nội hay TP HCM. Hoặc sử dụng dịch vụ làm visa của các đơn vị trung gian uy tín để hạn chế các sai sót về giấy tờ và thời gian

Việc xét điều kiện để cấp visa được quyết định tại thời điểm phỏng vấn, do đó, người xin thị thực cần phải có sự chuẩn bị đầy đủ và tuyệt đối cần phải cung cấp thông tin chính xác, đúng sự thật để không bị hủy bỏ hồ sơ hoặc bị cấm vĩnh viễn đến quốc gia đó

– Xin visa vào Việt Nam

Với người nước ngoài muốn nhập cảnh vào lãnh thổ Việt Nam phải có visa do Đại sứ quán Việt Nam đóng tại nước đó cấp phép hoặc thuộc diện được miễn thị thực nhập cảnh

Trườnghợp tại nước nào không có đại sứ quán hoặc Lãnh sụ quán Việt Nam và cũng khôngthuộc diện được miễn thị thực thì công dân nước đó có thể làm thủ tục xin visatại cửa khẩu vào Việt Nam hoặc xin cấp thị thực điện tử qua website

Chia sẻ bài viết