SƯ PHẠM MẦM NON

MỤC TIÊU VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH SƯ PHẠM MẦM NON

Tên chương trình: Sư phạm Mầm non
Trình độ đào tạo: Trung cấp
Ngành đào tạo: Sư phạm
Loại hình đào tạo: Hệ chính quy

I/ GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH

– Trình độ người học đạt được khi học xong chương trình: Trung cấp chuyên nghiệp ngành Sư phạm Mầm non.

– Chương trình gồm 98 đơn vị học trình, được thiết kế để giúp người học hoàn chỉnh kiến thức ngành Trung cấp sư phạm mầm non, trong đó:

+ 08 học phần cung cấp khối kiến thức giáo dục đại cương gồm các học phần chính trị, giáo dục quốc phòng, giáo dục pháp luật, giáo dục thể chất, tin học, ngọai ngữ, kỹ năng giao tiếp, quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành Giáo dục- Đào tạo.

+ 18 học phần cung cấp khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp gồm các học phần cơ sở và các học phần chuyên học phần.

+ 01 học phần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, người học được rèn luyện từ l‎ý thuyết tổng hợp đến thực hành nghề nghiệp, làm tiền đề cho bài thi tốt nghiệp.

+ 03 học phần ôn và thi tốt nghiệp gồm các học phần l‎ý thuyết tổng hợp, thực hành nghề nghiệp và giáo dục chính trị.

– Chương trình Trung cấp chuyên nghiệp ngành đào tạo Giáo viên Mầm non được xây dựng trên cơ sở chương trình đào tạo giáo viên nhà trẻ, mẫu giáo có trình độ trung học sư phạm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Nội dung chương trình xây dựng đảm bảo tính toàn diện, bao gồm việc đào tạo về chính trị, tư tưởng đạo đức, việc đào tạo về khoa học giáo dục và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, việc củng cố bổ sung, hệ thống hóa những kiến thức và kỹ năng cần để thực hiện kế họach chăm sóc, giáo dục trẻ, việc hình thành năng lực tự học và tiến hành điều tra, nghiên cứu đúc kết rút kinh nghiệm.

– Chương trình cung cấp cho người học hệ thống kiến thức cơ bản về tâm l‎ý trẻ lứa tuổi mầm non, hệ thống chính trị, pháp luật của Nhà nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, kế họach chăm sóc giáo dục bậc mầm non, kỹ năng nghiệp vụ cơ bản để đảm bảo thực hiện tốt công việc của người giáo viên mầm non, đáp ứng được các yêu cầu của nghề nghiệp đặc thù, có khả năng tham gia vào họat động chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non trên khắp mọi miền Tổ quốc. Chương trình học tập giúp học sinh có thái độ đúng đắn đối với nghề, đối với hoạt động học tập để hình thành các phẩm chất nghề nghiệp của người giáo viên mầm non.

– Người học tốt nghiệp chương trình này trở thành :

+ Giáo viên Mầm non trình độ Trung cấp chuyên nghiệp tại các cơ sở giáo dục mầm non;

+ Tham gia vào họat động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non;

+ Có khả năng tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tự học, tự bồi dưỡng rèn luyện tay nghề;

+ Có kiến thức, kỹ năng cơ bản để học tập chuyên sâu trong lĩnh vực giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non, mẫu giáo.

II. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

2.1 Về kiến thức

– Lựa chọn và vận dụng một cách sáng tạo kiến thức các học phần chung và cơ sở vào thực tiễn giáo dục mầm non.

– Thiết kế được các hoạt động chuyên học phần với các tiêu chí thực hiện hiệu quả hơn. Lưa chọn kỹ năng dạy học và phương pháp dạy học phù hợp.

– Phân biệt các qui luật và những đặc điểm phát triển tâm l‎ý trẻ em từ 0 đến 6 tuổi để giải thích và vận dụng trong giáo dục trẻ ở các đối tượng khác nhau bao gồm cả trẻ dân tộc thiểu số, trẻ có nhu cầu đặc biệt ở tất cả các nhóm tuổi, các loại hình trường, lớp mầm non .

– Xây dựng và cụ thể hóa mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp tổ chức đánh giá các hoạt động giáo dục và sự phát triển của trẻ em ở cơ sở giáo dục mầm non .

2.2 Về kỹ năng

– Giao tiếp với trẻ; tạo các điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển và học tập của trẻ.

– Quan sát, tìm hiểu và đánh giá mức độ phát triển của trẻ.

– Lập kế họach định hướng phát triển và giáo dục trẻ phù hợp với yêu cầu của từng độ tuổi, từng cá nhân và điều kiện thực tế.

– Áp dụng có hiệu quả kiến thức vào việc tổ chức thực hiện kế họach giáo dục trẻ một cách khoa học: thiết kế các họat động giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục, lựa chọn và sử dụng hợp lí các học liệu, phương pháp giáo dục-dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ.

– Đánh giá hiệu quả và điều chỉnh kế họach giáo dục.

– Đánh giá họat động sư phạm của bản thân và của đồng nghiệp, biết đúc kết rút kinh nghiệm, nghiên cứu cải tiến phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ tuổi mần non.

– Quản l‎ý hoạt động nhóm, lớp trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tuổi mầm non.

– Tuyên truyền những kiến thức khoa học trong nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ, vận động xã hội hóa giáo dục mầm non.

– Có khả năng vận dụng kỹ năng mềm (sống) trong học tập rèn luyện làm chủ bản thân. Qua đó, phát huy trí tuệ và năng lực trong ứng xử, làm việc nhóm, thiết lập mối quan hệ cộng đồng tốt đẹp và ngày càng tự hoàn thiện bản thân. Đạt yêu cầu 3 đẳng cấp Kỹ năng sống : Gắng sức – Nhạy bén – Sẵn sàng.

2.3. Về thái độ 

– Có ‎tinh thần trách nhiệm, ‎ý thức tổ chức kỹ luật, thái độ đúng đắn đối với nghề nghiệp, yêu nghề, yêu trẻ, khắc phục mọi khó khăn, sẵn sàng cống hiến sức lực và trí tuệ cho sự nghiệp chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ.

– Hợp tác và giao tiếp tốt với đồng nghiệp, gia đình và cộng đồng trong họat động giáo dục.

– Rèn luyện tác phong, tính chủ động, sáng tạo trong công việc, từng bước hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp.

– Tự học để trau dồi tri thức, rèn luyện những đức tính cần thiết của người giáo viên bậc mầm non.

III. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Khung chương trình được xây dựng theo Thông tư số 16/2010/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp và tham khảo chương trình khung của một số trường có đào tạo ngành Sư phạm Mầm non trình độ trung cấp chuyên nghiệp.

TT Nội dung Thời gian
Số tiết ĐVHT
1      Các học phần chung 450 24
2      Các học phần cơ sở 420 24
3      Các học phần chuyên môn 615 32
4      Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 540 12
5      Thực tập Sư phạm 300 6
6      Thi tốt nghiệp
         Tổng cộng 2.325 98

 

IV. ĐỐI TƯỢNG TUYẾN SINH 

– Học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương.

V. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

Thực hiện theo Quy chế kiểm tra, thi, xét lên lớp và công nhận tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp hệ chính quy, ban hành theo Quyết định số 40/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

VI. THANG ĐIỂM

Điểm đánh giá bộ phận và điểm học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến phần nguyên.